ITU là gì?

08/10/2023

Admin

Ngày 17/5/1865, 20 nước đã ký Công ước Điện tín Quốc tế (International Telegraph Convention) lần thứ nhất và hiệp ước thành lập Liên minh Điện tín Quốc tế (International Telegraph Union - ITU) - tổ chức tiền thân của Liên minh Viễn thông Quốc tế hiện nay. Liên minh được thành lập với mục tiêu ban đầu là: tạo điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung, sửa đổi thường xuyên những điều khoản của Công ước và những hiệp định quốc tế được ký kết trong lĩnh vực điện tín.

        Các hoạt động chính hiện nay của ITU bao trùm tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực viễn thông. ITU có ba khu vực hoạt động chính:
        - ITU-R (Radiocommunication Sector): đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý toàn cầu nguồn tài nguyên tần số vô tuyến và quỹ đạo vệ tinh, xây dựng tiêu chuẩn quốc tế cho các hệ thống thông tin vô tuyến.
        - ITU-T (Telecommunication Standardization Sector): tập hợp các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới để xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế được biết đến với tên gọi Khuyến nghị ITU-T, là các yếu tố xác định cơ sở hạ tầng toàn cầu của công nghệ thông tin và truyền thông.
        - ITU-D (Development Sector): nỗ lực để nhân rộng quyền tiếp cận viễn thông công bằng và hợp lý như một cách để kích thích phát triển kinh tế xã hội rộng hơn.

        ITU hiện có 193 quốc gia thành viên (Member States) với trên 800 thành viên lĩnh vực (Sector Members), thành viên liên kết (Associates Members) và học viện (Academia). Ngoài ra, ITU có 140 thành viên là tổ chức khu vực và quốc tế khác, hợp tác với 61 cơ quan, quỹ và chương trình của Liên Hiệp Quốc.

        Địa chỉ website của ITU: www.itu.ch
       Ban Tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực truyền thông (ITU-T) là một ban tiêu chuẩn hoá chuyên ngành của ITU, được thành lập ngày 1/3/1993 để thay thế cho Uỷ ban Tư vấn quốc tế về điện thoại và điện tín (CCITT, thành lập năm 1865).
Sứ mệnh của ITU-T là xây dựng, xuất bản, phổ biến và giám sát việc áp dụng các Khuyến nghị tiêu chuẩn hoá (có vai trò tương tự như các tiêu chuẩn ISO và IEC) cho các hoạt động viễn thông trên cấp độ toàn cầu, thông qua việc nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật, thao tác và thuế quan về truyền thông quốc tế. Hiện thời, hoạt động tiêu chuẩn hóa của ITU-T được tiến hành bởi:
        - Nhóm Tư vấn về Tiêu chuẩn hoá Truyền thông (TSAG);
        - Các Nhóm Nghiên cứu (SG);
        - Các Nhóm điều phối liên ban (với Ban Liên lạc vô tuyến).

Sau khi chấp nhận, các Khuyến nghị ITU-T được ban hành dưới hình thức in ấn và điện tử, được phân loại thành các bộ Khuyến nghị theo chủ đề và được đánh số trong từng bộ. Các xuất bản phẩm khác về lập kế hoạch và quản lý môi trường, hệ thống, thiết bị, mạng lưới và dịch vụ truyền thông được xuất bản và chỉnh lý khi cần thiết, bổ sung cho các Khuyến nghị. Việc tiếp cận với các thông tin về ITU-T, Cục Tiêu chuẩn hoá Truyền thông (TSB) và các Khuyến nghị có thể được thực hiện qua dịch vụ ITU Online.
        Các khuyến nghị được ITU-T xây dựng và ban hành trên cơ sở đồng thuận và không phải là các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng. Tuy không có hiệu lực bắt buộc áp dụng nhưng các khuyến nghị của ITU-T thường được các nước tuân thủ vì chúng là cơ sở kỹ thuật cho việc đảm bảo khả năng tương thích của các hệ thống, mạng lưới và cho phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên phạm vi toàn cầu.
        Các khuyến nghị này được các nước thành viên nghiên cứu và tham khảo khi xây dựng tiêu chuẩn viễn thông của nước mình.
        Các thành viên ITU-T bao gồm:
       - Thành viên đương nhiên: Văn phòng ITU của các nước thành viên ITU;
       - Thành viên tham gia: các cơ quan, tổ chức khoa học và công nghiệp đang hoạt động được thừa nhận; các tổ chức viễn thông, tiêu chuẩn hoá, tài chính và phát triển khu vực và quốc tế.

      Địa chỉ website của ITU-T: www.itu-t.int/itu-t
      Việt Nam gia nhập ITU từ năm 24/09/1951. Bộ Thông tin và Truyền thông là đại diện của Việt Nam tham gia vào ITU.

Hy vọng Shopcodien phần nào giúp bạn hiểu ITU là gì? 

Đánh giá bài viết!

Bài viết liên quan

ISO là gì? Tiêu chuẩn ISO là gì? Chứng nhận ISO là gì?

ISO là gì? Tiêu chuẩn ISO là gì? Chứng nhận ISO là gì?

2023-10-08 00:09:59

847

ISO là tên viết tắc của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization). ISO là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới
Tiêu chuẩn JIS là gì? JIS là tiêu chuẩn của quốc gia nào?

Tiêu chuẩn JIS là gì? JIS là tiêu chuẩn của quốc gia nào?

shopcodien

2023-10-08 00:07:15

488

JIS (Japan Industrial Standard) có thể hiểu theo nghĩa của tiếng Việt là tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản. Bộ tiêu chuẩn này quy định các tiêu chuẩn được sử dụng cho các hoạt động công nghiệp tại Nhật Bản.
Tiêu chuẩn ASTM là gì?

Hiệp hội ASTM là gì? Tiêu chuẩn ASTM là gì?

shopcodien

2023-10-07 23:38:35

579

ASTM là viết tắt của American Society for Testing and Materials (tên giao dịch quốc tế là ASTM International). Được thành lập với tên Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận phát triển và xuất bản khoảng 12.000 tiêu chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn BS là gì?

Tiêu chuẩn BS là gì?

shopcodien

2023-10-07 23:19:33

608

Tiêu chuẩn BS viết tắt của từ British Standards dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tiêu chuẩn Anh, do Tập đoàn BSI (British Stadards Institue) sản xuất được thành lập theo Hiến chương Hoàng gia và được chính thức chỉ định là Cơ quan Tiêu chuẩn Quốc gia (NSB) cho Vương quốc Anh.
IEC là gì? Tiêu chuẩn IEC là gì?

IEC là gì? Tiêu chuẩn IEC là gì?

shopcodien

2023-10-07 22:56:49

382

IEC là tên viết tắt của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission). Đây là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế cho kỹ thuật điện.