Tiêu chuẩn Tier

08/10/2023

Shopcodien

Uptime Tier là tiêu chuẩn quốc tế quan trọng nhất được đánh giá khi các tổ chức, DN “chọn mặt gửi vàng” lưu trữ dữ liệu tại một Data Center. Tại Việt Nam, Uptime Tier 3 là cấp độ cao nhất mà các trung tâm dữ liệu đạt được.

Uptime Tier là tiêu chuẩn đánh giá quốc tế về các tiêu chí như thiết kế, vận hành, xây dựng, quản lý và sự ổn định của một trung tâm dữ liệu (TTDL). Đây là thước đo được Uptime Institute (Mỹ) – tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp hàng đầu thế giới về Data Center ban hành.

Theo hệ thống đánh giá bởi Uptime Institute, Data Center (DC) được chia thành bốn cấp độ, từ Tier I đến Tier IV, mỗi cấp độ tương ứng với một mức độ tin cậy và khả năng hoạt động liên tục khác nhau. Các cấp độ Uptime Tier được xác định dựa trên sự đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống và khả năng chịu lỗi.

1.Tier I (Basic Capacity)

Tier I là mức độ cơ bản nhất trong hệ thống Uptime Tier. Trung tâm dữ liệu Tier I có hệ thống đơn giản, không có tính năng dự phòng

  • Tất cả đường dẫn, thành phần tham gia vào cấp độ 1 hoàn toàn không có sự dự phòng và thường không có bộ lưu điện (UPS), chỉ sử dụng nguồn điện trực tiếp.
  • Hạ tầng cơ bản có độ sẵn sàng thấp nhất là 99,671% 
  • Thời gian ngừng hoạt động mỗi năm khoảng 28,8 giờ 

 2. Tier II (Redundant Capacity Components)

Tier II cung cấp tính sẵn sàng cao hơn so với Tier I. TTDL Tier II có tính năng dự phòng cho một số thành phần quan trọng. 

  • Được trang bị hệ thống dự phòng cho các thành phần chính như UPS và hệ thống làm mát.
  • Hạ tầng có độ sẵn sàng 99,741% 
  • Thời gian ngừng hoạt động mỗi năm khoảng 22,7 giờ 

 3. Tier III (Concurrent Maintainability)

Tier III là mức độ yêu cầu tính sẵn sàng và hoạt động liên tục cao. TTDL Tier III có khả năng chịu lỗi và cung cấp sự phục hồi ngay lập tức khi có sự cố. Đây là tiêu chuẩn cao nhất mà các nhà cung cấp dịch vụ DC ở Việt Nam hiện tại có thể đạt được.

  • Được trang bị các thành phần dự phòng hoàn chỉnh cho mọi hệ thống, bao gồm UPS, hệ thống làm mát, mạng và các thiết bị quan trọng khác.
  • Cung cấp khả năng dự phòng N + 1, cho phép DC có thể duy trì hoạt động an toàn trong ít nhất 72 giờ sau khi mất điện
  • Hạ tầng có độ sẵn sàng cao hơn hẳn Tier I và Tier II với 99,981% 
  • Thời gian ngừng hoạt động mỗi năm chỉ khoảng 1,6 giờ 

4. Tier IV (Fault Tolerance)

Tier IV là mức độ cao nhất trong Uptime Tier,  cung cấp tính sẵn sàng và hoạt động liên tục tuyệt đối, có tính năng dự phòng toàn diện và khả năng chịu lỗi tối đa.

  • Được trang bị các thành phần dự phòng hoàn chỉnh, tách biệt hoàn toàn và nguồn điện độc lập đảm bảo sự cố không ảnh hưởng đến hoạt động của TTDL
  • Cơ sở hạ tầng dự phòng lên đến mức 2N + 1 cho phép TTDL có thể bị mất điện lên đến 96 giờ mà vẫn đảm bảo an toàn
  • Hạ tầng có độ sẵn sàng cao nhất 99,995% 
  • Thời gian ngừng hoạt động mỗi năm chỉ tối đa 26,3 phút

Có một điều là Uptime Institue đã quyết định không công bố đầy đủ các tiêu chí đánh giá cho các cấp trung tâm dữ liệu khác nhau này. Rất ít trung tâm dữ liệu có chứng nhận Tier từ Uptime Institute. Chỉ có 38 cơ sở hoặc tài liệu thiết kế cho các hạ tầng có chứng nhận Tier chính thức tại thời điểm này; đây chủ yếu là các trung tâm dữ liệu doanh nghiệp. Kết quả là các định nghĩa của Uptime Institute đã bị ngành IT sử dụng sai, gây nhầm lẫn trong nhiều trường hợp.

Các nhà xây dựng hạ tầng Data Center, nhà thiết kế và chủ sở hữu đã cố gắng tinh chỉnh thuật ngữ một chút để cung cấp cho nó hương vị độc đáo riêng của họ. Các doanh nghiệp nên đặt câu hỏi cho bất kỳ điều kiện Tier IV nào của các nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, vì khó có thể khiến khách hàng phải trả mức phí cần thiết để thu lại lợi ích từ khoản đầu tư vào trung tâm dữ liệu Tier 4 với chi phí gần gấp đôi so với hạ tầng Tier III. Tier I Research đã thiết lập một hệ thống xếp hạng chất lượng trung tâm dữ liệu hai cấp, với các tiêu chí sau. Các tiêu chuẩn Tier trung tâm dữ liệu mô tả các tính năng thiết kế của một hạ tầng cụ thể dựa trên thiết kế cơ sở hạ tầng, năng lực, chức năng và tính bền vững hoạt động.

Ở VN có rất nhiều tập đoàn tham gia vào lĩnh vực xây dựng Datacenter, điển hình trong số đó không thể không kể đến: CMC, FPT, Viettel IDC, ...

Hy vọng Shopcodien phần nào giúp bạn và doanh nghiệp hiểu rõ Tier là gì? Datacenter là gì?

Đánh giá bài viết!