26/06/2023
Hoàng Trọng Đại - CEO.MEPOT
BIM 3D, 4D, 5D, 6D & 7D
BIM là khái niệm được nhiều chuyên gia định nghĩa theo nhiều góc độ khác nhau. Ở góc độ hẹp BIM là mô hình thiết kế chứa thông tin duy nhất để thể hiện bản vẽ trên hình chiếu thống nhất. Với góc độ này, BIM đóng vai trò cải tiến các công cụ thiết kế 2D với các sản phẩm rời rạc, thông tin đơn thuần chỉ là kích thước hay thông tin mô tả của cấu kiện.
Ở góc độ lớn hơn, BIM được định nghĩa như một qui trình tạo lập, quản lý và khai thác thông tin một cách thống nhất cho cả một vòng đời của dự án. Với góc độ này thông tin không chỉ là kích thước cấu kiện mà còn bao trùm cả các thông tin khác về giá cả, chi phí, thời gian, tiến độ, hiệu quả công việc phương pháp quản lý,...
Hệ thống cấp độ BIM áp dụng có thể tóm lược như sau:
Như vậy nếu chiếu theo hệ thống trên, ở góc độ hẹp BIM làm được đến 4D, còn ở góc độ rộng thì BIM đạt đến Level 7D. CÁC MỨC ĐỘ BIM ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP
Tùy theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp chúng ta có mức độ ứng dụng khác nhau và thiết lập nên các hệ thống BIM cụ thể, rõ ràng cho mục tiêu doanh nghiệp:
- Đối với chủ đầu tư: Họ luôn cần thông tin về dòng vốn và hiệu quả đầu tư. Để có thông tin về dòng vốn họ cần thông tin chi phí tức thời tại từng thời điểm họ muốn. Điều này BIM mang lại cho họ lợi ích khi thực hiện được BIM 5D. Để có thông tin về hiệu quả thì họ cần BIM quản trị ở mức 7D.
- Đối với nhà thầu: Hầu hết các mức từ 5D đến 7D đều có ứng dụng cho họ.
- Đối với tư vấn thiết kế: Hai mức quan trọng nhất mà BIM mang lại hiệu quả cao cho đơn vị tư vấn thiết kế đó là BIM 3D và 7D. Còn BIM 4D và 5D chỉ giúp tăng sức cạnh tranh chứ không nhất thiết đối với họ.